Giây
Định nghĩa
Giây là đơn vị đo thời gian, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Giây trong tiếng Anh là second (viết tắt là s) hoặc là gi trong tiếng Việt, còn có ký hiệu là ″.
Định nghĩa quen thuộc của giây đó là khoảng thời gian bằng 1/60 của phút, hay 1/3600 của giờ. Định nghĩa chính xác gần đây nhất của Văn phòng Cân đo Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures) vào năm 1998 là:
“Khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi.”
Kí hiệu
s (chuẩn quốc tế), gi ( Việt Nam), “
Lịch sử
Lịch sử ra đời của Giây cũng như các đơn vị đo lường thời gian khác là Phút, Giờ, gắn liền với sự ra đời của đồng hồ cơ học.
Eratosthenes, nhà thiên văn người Hy Lạp, sử dụng hệ lục thập phân để chia một hình tròn thành 60 phần bằng nhau, tạo ra một hệ vĩ độ địa lý sơ khai, với một đường vĩ tuyến chạy ngang một loạt địa điểm nổi tiếng thời bấy giờ.
Một thế kỷ sau, Hipparchus cải thiện đường vĩ tuyến, tạo ra nhiều đường song song cho đúng với tính chất địa lý của Trái Đất. Ông cũng tạo ra một hệ thống đường kinh tuyến chạy từ Bắc chí Nam, nối liền hai cực.
Trong chuyên luận mang tên Almagest, được Claudius Ptolemy viết năm 150 Sau Công nguyên và rồi trở thành một trong những văn bản khoa học có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại, công trình nghiên cứu của Hipparchus đi lên một tầm cao mới: Ptolemy chia mỗi phần của 360 độ đường kinh và vĩ tuyến thành những phần nhỏ hơn; mỗi độ lại được chia thành 60 phần nhỏ, mỗi phần nhỏ lại được chia thành 60 phần nữa.
Phần đầu tiên có tên “partes minutae primae”, hay “first minute”, về sau được viết tối giản thành “minute”, tức là “phút”. Ta có 60 phút trong một giờ.
Phần thứ hai có tên “partes minutae secundae”, hay “second minute”, được viết gọn thành “second”, hay là “giây” mà ta đang biết. Ta có 60 giây trong một phút.
Tuy vậy, hai khái niệm này không được sử dụng rộng rãi trong đo đếm thời gian cho tới khi chuyên luận Almagest được nhiều trăm năm tuổi. Các đồng hồ đếm giờ thời đó được chia thành hai nửa, chia làm 3 phần, 4 phần, 12 phần nhưng chẳng ai chia chúng thành 60 phần cả.
Thực tế, người đương thời còn không coi khái niệm “một tiếng” là “60 phút”. Công chúng không quan tâm tới sự tồn tại của “phút” cho tới khi chiếc đồng hồ cơ hiển thị phút xuất hiện lần đầu tiên hồi cuối thế kỷ 16. Thậm chí ngày nay, đồng hồ treo tường và đeo tay cũng chỉ hiện đơn vị nhỏ nhất là 1 phút chứ không hiển thị giây.
Năm 1967, khái niệm giây được định nghĩa lại, thành khoảng thời gia bằng 9.192.631.770 chu kì bức xạ ứng với sự chuyển dịch giữa hai mức siêu tinh tế ở trạng thái cơ bản của nguyên tử xesi-133 tại nhiệt độ 0 K. Đây là điểm khởi đầu của thời đại đếm giờ nguyên tử.
Ứng dụng
Hiện tai Giây là một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI), là 1 hệ thống đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Liberia và Myanmar.