Độ K (Kelvin)
Định nghĩa
Độ Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, sau này là huân tước Kelvin thứ nhất (1824-1907). Mỗi K trong nhiệt giai Kelvin (1 K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K.
Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0 K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác 0 K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0 K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ.
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373,15K. Hay nói cách khác định nghĩa Kelvin (K), được xây dựng từ 1967 và có hiệu lực cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2019 , là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước.
Kí hiệu
K
Tên gọi khác
Nhiệt độ tuyệt đối
Lịch sử
Vào năm 1848 Kelvin đã đề xuất một thang đo nhiệt-độ bắt đầu tại nhiệt độ thấp nhất có thể có trên lí thuyết gọi độ không tuyệt đối. Các độ chia trên thang đo này được gọi là Kelvin và được kí hiệu là K (không phải oK), nhiệt-độ tính theo thang nhiệt giai Kelvin gọi là nhiệt độ tuyệt đối.
Ứng dụng
Thang nhiệt giai Kelvin chỉ được dùng trong lĩnh vực vật lý nhiệt học và nhiệt động lực học.
Các phương thức chuyển đổi của Độ K
- chuyển đổi Độ C sang Độ K
- chuyển đổi Độ K sang Độ C
- chuyển đổi Độ F sang Độ K
- chuyển đổi Độ K sang Độ F
- chuyển đổi Delisle sang Độ K
- chuyển đổi Độ K sang rankine
- chuyển đổi Độ K sang newton
- chuyển đổi Độ K sang réaumur
- chuyển đổi Độ K sang rømer
- chuyển đổi Độ K sang Delisle
- chuyển đổi newton sang Độ K
- chuyển đổi rankine sang Độ K
- chuyển đổi rømer sang Độ K